Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu – Cha nghèo” từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”.
Có thể thấy tầm quan trọng của tài chính cá nhân với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng.
Thậm chí, kỹ năng này được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập kể cả khi còn nhỏ. Bởi việc có được một khoản tiền lớn trong tương lai bắt đầu từ những tiết kiệm và quản lý đầu tư tài chính khi còn nhỏ. Vậy mà thường thì kiến thức này lại không được dạy ở Việt Nam từ khi còn bé.
Để đến khi có người tốt nghiệp đại học rồi số tài khoản vẫn đang bằng 0. Sự khác biệt đến từ kiến thức tài chính được dạy càng sớm thì tránh rất nhiều những rủi ro. Sau này đầu tư sai lầm hay việc quản lý chi tiêu bừa bãi hay xảy ra trong giới trẻ. Mong là các bạn trẻ hãy sớm đọc và tự tìm hiểu nếu không được dạy. Các bạn tránh những rủi ro không đáng tiếc và dính các ” nữ hoàng đọc lệnh” như gần đây.
Bởi quản lý tài chính cá nhân tốt là nền tảng để quản lý tài chính doanh nghiệp sau này.
Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính. Để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên của Mindy Crary – hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính. Xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu. Và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.
>>>>>xem thêm cách Vượt qua nỗi sợ lớn nhất của chính mình