Đọc xong cuốn này thấy nhiều sự đồng cảm và cảm hứng dành cho các bạn sinh viên. Nên mình chia sẻ lại bài học từ ” Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” và những suy ngẫm của mình.
Bài học từ ” Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” thứ nhất: Bố mẹ sinh ra nhưng không thể quyết định cuộc sống thay bạn.
Có rất nhiều bạn sinh viên phàn nàn với mình về việc bố mẹ quyết định cuộc sống của bạn ấy. Như: học trường nào, làm ở đâu, yêu ai, bằng cách nào. Bạn ấy mất phương hướng và cảm giác lạc lõng, không hạnh phúc vì học trường mình không thích. Và làm ở nơi mình thấy bức bối và yêu người “phù hợp” theo tiêu chuẩn của bố mẹ. Mình hay gọi đó là ” đám lục bình trôi sông” vì cái nhẽ chẳng bao giờ tự quyết định được cuộc đời bản thân.
Vì bố mẹ luô
n mong con an toàn và bình yên
Bố mẹ luôn chọn con đường mà họ thấy dễ dàng và ” tưởng như là phù hợp” cho con, nhưng bạn là người sống cả đời để gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn có thể sai lầm ấy. Đến cuối cùng, bạn không hạnh phúc và quay ra oán trách cha mẹ. Người nên oán trách nhất là bạn mới đúng. ” Tiên trách kỉ, hậu trách nhân.”
Mình vẫn thường nói với sinh viên của mình:” Bạn không thích học hay làm công việc hiện tại mà bố mẹ chọn cho bạn, khôngnhất thiết phải đòi nghỉ ngay mà có thể kiếm công việc mình thích để làm thêm ngoài giờ trước đã, nếu thực sự kiếm được tiền và đam mê nó thì hãy đem kết quả về để thuyết phục bố mẹ.
Nếu chả có thành tích gì mà về cãi nhau với bố mẹ thì lấy gì ra mà thuyết phục?” Lẽ thường các bạn sẽ thấy rất nhiều bố mẹ khi con chưa thành công thì phản đối kịch liệt, nhưng khi nó thành công trong lĩnh vực nó đam mê thì tựhào đi khoe cả họ, có thể họ vẫn không hoàn toàn hài lòng là bạn ” không nghe lời”. Nhưng có phải bố mẹ thì cũng chỉ mong con hạnh phúc và thành công không? Vậy khi nào bạn chứng minh được điều đó, hãy đem về làm bằng chứng thuyết phục chứ đừng cãi mồm.
Bài học thứ 2: Đi du lịch là để trưởng thành
Có rất nhiều bạn trẻ bây giờ đi du lịch như là để lấy thành tích, khoe khoang. Mua sắm đồ hiệu này nọ làm màu với bạn bè. Nhưng hỏi thì mới biết sang nước bạn nhưng đi theo tour du lịch. Ngoại ngữ thì không biết nên chẳng giao lưu được với người bản xứ, chẳng học hỏi được văn hoá hay cái hay của xứ bạn. Ngày ngày chăm chăm đi shopping đồ hiệu tối ngày và sống ảo để khoe lên mạng xã hội. Mình không phản đối những bạn nhà có điều kiện làm việc đó vì các bạn có tiền làm gì chẳng được.
Nhưng vô tình có lần sinh viên hỏi mình:
” Cô đi 30 nước thế chắc cô có nhiều tiền lắm mới đi được, bọn em lấy tiền đâu ra mà đi?” Mình chỉ giơ hai bàn tay của mình ra và nói:” Có làm thì có đi.” Ai cũng có hai bàn tay và khối óc, chẳng có cả tay như Nick Vujic mà anh ấy đi cả thế giới đấy thôi.
Quan trọng là mục đích đi để làm gì? Nếu đi là để học, để trải nghiệm văn hoá mới, học hỏi cách thức kinh doanh hay sáng kiến của các nước thì cứ làm là có tiền để đi. Nếu biết ngoại ngữ thì các bạn có thể tự làm thủ tục xin visa, lên lịch trình, đặt vé và tự đi chẳng tốn mấy tiền. Săn vé giá rẻ nhiều vô kể và có thể dùng couchsurfing để ở nhờ miễn phí. ” Nếu muốn người tasẽ tìm cách. Còn không muốn người ta sẽ tìm lý do.” Bao giờ bỏ hết kiểu tư duy toàn lý do đi thì não sẽ có chỗ để tìm cách.
Bài học thứ 3: Bạn không tự cứu mình thì chẳng ai cứu được.
Trước đây có rất nhiều phụ huynh dẫn con đến nhờ mình dạy và tư vấn hướng nghiệp ” Trăm sự nhờ cô”. Giờ đọc cuốn sách này mới ngẫm lại là đôi khi mình cố hết sức mà không giúp được, hồi trước có lúc quay ra tự trách bản thân nhưng giờ nghĩ lại thấy đúng là nếu bạn ấy đã không chủ động tự học hỏi thì người ta có nhồi kiến thức vào một đường thì nó cũng sẽ ra đường khác. Giống như một người rơi xuống vũng lầy mà mình giơ tay ra cứu mà người ta không nắm lấy tay mình vậy.
Thế nên sau này khi nhận học sinh, câu hỏi đầu tiên của mình là:” Em học mục đích làm gì? Bao giờ thì em cần đạt được nó?” Nếu các bạn chắc chắn và tự chủ động xin học thì tỉ lệ nghỉ giữa chừng rất ít. Nhưng với bạn mà do phụ huynh ép và xin đi học cho thì đến 90% là nghỉ giữa chừng vì bản thân các bạn đi học là sự ép buộc rồi.
Bài học quý giá từ ” Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” thứ 4: Tự học là cách tốt nhất để thành công
Một trong những cách tự học rất hay mà tác giả có nhắc tới liên tục đó là đọc sách. Mình rất tâm đắc với điều này. Bởi cuộc đời con người rất dài không dừng ở việc tốt nghiệp một cấp là thất học. Ra trường rồi mới thấy nhiều bạn sinh viên rối rít xin đi học ngoại ngữ. Rồi học các kĩ năng bổ sung cần cho công việc nhiều hơn. Một số bạn may mắn hơn thì sau thực tập là đã nhận ra hoá ra mình học chưa đủ. Còn thiếu kĩ năng và những kiến thức chứng chỉ ngành nghề thực tế rất nhiều nên vội đi học. Rất nhiều bạn sinh viên quay ra chửi trường rồi trách là thầy cô dạy kiến thức không thực tế, không đủ để đi làm.
Nhưng các bạn cũng không phân biệt được
Ngoại trừ học đều có tỉ trọng về nghiên cứu khoa học cao cần đạt được. Còn các bạn đi làm nghề thì đương nhiên phải tự bồi dưỡng kĩ năng. Và bổ sung chứng chỉ nghề thực tế để ra làm thực tế mới đầy đủ. Ngoài ra càng được thăng chức thì càng phải học nhiều hơn.
Thế nên mới thấy các khoá học dành cho giám đốc. Các CEO các tập đoàn có giá tới hàng trăm triệu mà người ta vẫn bỏ tiền ra đi học. Càng làm nhiều càng chức to càng phải học nhiều. Những người thành công trên thế giới như Buffet, Bill Gates, Steve Jobs,…. Họ đều là những người đọc hàng trăm cuốn sách mỗi tháng. Ai bảo giỏi rồi thì không cần tự học nữa? Mà muốn giỏi thì khả năng tự học phải càng cao.
Bài học thứ 5: Kiên trì là chìa khoá dẫn đến thành công.
Có nhiều bạn sinh viên đến xin học của mình đều chung câu hỏi. Rằng “Cô có đảm bảo sau mấy tháng thì đạt được Ielts bằng này bằng kia không?” Lẽ ra các bạn phải tự cam kết với bản thân mới đúng. Vì các bạn quen ăn sẵn, học thuộc văn mẫu. Đi học thì có bố mẹ xin cho nên lúc nào cũng chỉ mong được mọi thứ quá dễ dàng.
Nhưng dành một ít thời gian ra luyện tập thì kêu chán và mệt. Muốn có tiền đi du lịch học hỏi đó đây nhưng ngại không muốn đi làm vất vả kiếm tiền. Khi về xin bố mẹ không được sinh ra giận dỗi. Bản thân không kiên trì theo đuổi mục đích của mình mà đòi người khác kiên trì giúp các bạn? Ngồi đó mà mơ đi. Xuống đất mà tự đi nhé. Không đi lấy đâu ra đường?
Nếu ai đã từng đọc cuốn này cùng chia sẻ cảm nghĩ với mình những điều hay nha