Thật sự mình rất trân trọng những người làm báo chí những người có đạo đức người làm truyền thông. Bản thân mình từ hồi cấp 2 đã có thẻ nhà báo của báo Thiếu niên tiền phong và Hoa Học trò. Bởi vì được một bài lên là viết cả hàng trăm tập bài viết tay gửi đến toà soạn. Rồi đợi hàng tháng mới được đăng một bài. Thế nên, nghề báo là nghề đáng trân trọng. Người làm báo là người dùng vũ khí là cây bút.
Thế mà thật sự mình đã bỏ thói quen đọc báo nhảm lá cải từ rất lâu. Chỉ đọc sách hoặc cùng lắm là một số tin chính thống. Báo của chính phủ hoặc các tài liệu nghiên cứu cấp quốc gia.
Vì sao?
Thực trạng báo mạng
Khi báo mạng lên ngôi thì việc được đăng. Một bài báo không còn ở việc được qua rất nhiều vòng kiểm soát chất lượng nữa. Mà các bài báo được đánh giá bởi số lượt view. Vậy nên dẫn tới tình trạng giật tít nhảm nhí câu view nhiều vô kể. Chưa kể đến nội dung thì toàn bạo lực, cưỡng hiếp rồi khoe ngực khoe mông. Đạo đức người làm truyền thông ở đâu? Đọc báo mà như đi xem đống rác. Rác cả tinh thần và rác cả tâm hồn lẫn kiến thức.
Với tư cách một người làm truyền thông và Marketing. Mình vẫn hay gọi đó là Marketing bẩn hay Black Marketing. Mình vẫn luôn dạy các bạn Marketing sinh viên của mình, là có cả Black và White. Chúng ta biết hết chiêu trò để làm Black để nổi nhanh. Nhưng làm hay không do chiến lược có muốn phát triển bền vững. Hay là nổi lên rồi biến mất như đám bèo trôi sông?
Giáo dục và truyền thông
Với tư cách là người làm giáo dục, mình lại càng phản đối kiểu giật tít này. Giáo dục là một quá trình phải từ khi còn bé cho tới khi thành công. Của một con người, của một vận động viên, học là tới hàng chục năm. Mà hàng vạn người mới được một vận động viên đủ vượt qua mọi rào cản gia đình. Họ tập tành khổ luyện, xa quê xa gia đình tập luyện mà chưa biết có đem về huy chương.
Hồi bé cấp 1 mình được các bác ở đội tuyển gọi đi tập huấn tại Trung Quốc môn Wushu. Gia đình mình đã từ chối không cho mình theo nghiệp đấu chuyên nghiệp. Dù mình rất thích võ vì một nhẽ: tuổi làm nghề quá ngắn, mà khi còn trẻ mới dễ đạt huy chương mà lỡ không đạt được rồi không có nghề gì làm.
Đam mê thôi là chưa đủ
Thế mới biết đam mê thôi chưa đủ, còn là việc phải xa gia đình từ bé sang nước bạn để học tập một chữ bẻ đôi không biết. Chưa kể ở nước ngoài các bạn đạt giải thể thao còn nhận được học bổng lên thẳng đại học hay cấp 3 còn ở Việt Nam thì sao? Đã có bao nhiêu vận động viên đã từng phải đi bán thêm hàng cóc vì lương hỗ trợ quá thấp? Thêm nữa giáo viên dạy thể thao có lương lúc nào cũng xếp vào hàng thấp ở các trường. Đa phần mình thấy số đông các bạn vận động viên đều có gia cảnh rất khó khăn. Vì sao? Vì nhà giàu thì người ta bảo con học làm kinh tế hay đi du học hết rồi còn đâu mà làm vận động viên?
Mình thấy văn hoá truyền thông cần phải xem lại. Lúc được thì đẩy người ta lên làm bà hoàng, không được thì vùi cho xuống hố. Thử hỏi con họ mà trong bài báo đó, họ nghĩ sao? Đã có bao nhiêu người trầm cảm rồi tự tử vì mấy cái loại truyền thông rẻ rác như vậy? Con người có thắng có thua, có lúc thăng lúc trầm.
Biết cách đầu tư
Đầu tư giáo dục là chuyện cả đời, cứ lấy cái thành tích ra mà để tuyên dương khen ngợi theo chiều hướng tích cực thì không sao. Nhưng theo chiều hướng giật tít ” 18 tuổi đã có nghìn tỷ đô” rồi ” con nhà người ta 10 tuổi đã đạt Ielts 9.0″. Cuộc đời có phải cuộc đua đâu? Mình luôn trân trọng các bạn nỗ lực nhà nghèo vẫn đạt thủ khoa, những bạn một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết mà đi học Ielts ở LIT đạt 5.0 thôi đã là cả một nỗ lực. Quá trình quan trọng hơn điểm đích mà.
Thế nên dù biết tiếng nói của mình là nhỏ bé giữa giới truyền thông giật tít luôn có kết quả ngay lập tức này nhưng mình vẫn muốn lên tiếng để trả lại cho Marketing và truyền thông những bài báo thực sự truyền cảm hứng tích cực. Và mong hơn nữa là sẽ không còn những kẻ làm Marketing bẩn đặc biệt trong giáo dục và thể thao hay bất cứ ngành nghề nào khác nữa