TẠI SAO KINH DOANH HIỆU QUẢ NHƯ NGƯỜI TRUNG QUỐC NHANH GIÀU? KINH DOANH NHƯ NGƯỜI VIỆT NAM NHANH PHÁ SẢN?
Chỉ là một phân tích dựa trên Observation của cá nhân sau nhiều năm học và làm việc tại Trung Quốc cũng như quan sát cách làm ăn của đối tác người Trung và các khu China Town tại 30 nước đã đi trên thế giới, chưa phân tích data chạy dữ liệu nên viết để mọi người cùng thảo luận.
Bài viết này bỏ qua việc người Trung Quốc rất giỏi trong việc copy nhái hàng của các thương hiệu trên thế giới thì có một triết lý kinh doanh mà mình đã quan sát rất nhiều năm để tìm hiểu về cách thức kinh doanh thành công của Trung Quốc và cách để doanh nghiệp Việt Nam đi đến phá sản cực nhanh:))
-
Triết lý đó tạm gọi là : Độc quyền trong đoàn kết.
“Độc quyền trong đoàn kết” được hiểu như thế nào:
Ai cũng đã từng nghe đến việc Trung Quốc đóng cửa với mọi thông tin đến từ bên ngoài và đặc biệt toàn bộ các thương hiệu lớn đến Trung Quốc đều phải đổi tên sang tiếng Trung. Ngoài ra trường học Trung Quốc cũng không dạy ngôn ngữ tiếng Anh là bắt buộc trừ các thành phố lớn. Facebook và các kênh thông tin từ nước ngoài đều bị cấm tại nội địa. Ngoài ra có một điều rất khác đó là tại Trung Quốc hàng nội địa cho dân dùng chất lượng cực tốt, cực bền, giá cực rẻ.
Thế nên các nhà kinh doanh và chính phủ Trung Quốc rất thành công trong việc ” giáo dục” người dân của họ dùng hàng nội địa từ bé. Lý thuyết này cực kì thành công từ Marketing, việc dạy cho khách hàng về sản phẩm là vô cùng quan trọng đặc biệt với một nước dân số rải trên toàn cầu như Trung Quốc thì nguồn doanh thu đó là khổng lồ- đương nhiên không tài nào lại để miếng bánh đó bị chia ra cho các thương hiệu quốc tế.
Vì thế gần như môi trường ” Độc quyền” cho hàng nội địa đã được thiết lập, bởi có đồ nội địa giá tốt, chất lượng cao và bền- không giống hàng Trung Quốc rẻ tiền mà họ xuất khẩu sang các nước khác, thì việc các thương hiệu cao cấp có mặt tại Trung Quốc sẽ không bao giờ có cửa để được mua bởi số đông những người thu nhập trung bình trở xuống.
Tận dụng nguồn khách hàng nội địa thôi chưa đủ.
Triết lý này được áp dụng tại các khu China town ở tất cả các nước trên thế giới mà mình đã đi qua và quan sát cách họ làm ăn lại càng đúng. Đương nhiên người Trung Quốc sẽ không bao giờ chia sẻ công thức bí truyền dễ dàng nên chỉ có ở China Town mới có thể mua được đồ ăn Trung Quốc. Và có điều mình quan sát được là trong khu China Town, hầu như không bao giờ có hai cửa hàng bán cùng menu. Bởi sự cạnh tranh là điều không cần thiết, nhà này bán dumpling, nhà kia sẽ bán vịt quay. Nhưng thông minh hơn, họ sẽ không bao giờ sẽ phải cạnh tranh về giá mà có thể đặt mức giá cao cho sản phẩm độc quyền của mình tại China Town.
Tại sao China Town kinh doanh hiệu quả và lại đông đúc như vậy
Mình đã từng đứng xếp hàng dưới tuyết 2 tiếng đồng hồ trong 2 ngày chỉ để ăn vịt quay tại China Town của Anh. Ngày thứ nhất xếp hàng quá lâu nên ngày thứ 2 phải quay lại ăn bằng được và tự hỏi ” Sao bán đông khách thế này mà các nhà hàng khác không bắt chước mà bán?” Cuối cùng thì người nước ngoài để được ăn món Trung Quốc ngon sẽ chấp nhận giá cao và đương nhiên các nhà hàng Trung làm ăn vô cùng phát đạt.
Họ độc quyền sản phẩm trong sự đoàn kết vô cùng: không bao giờ giảm giá mà chỉ đồng lòng tăng giá vì khách chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài nhà hàng duy nhất bán món đó trong China Town. Đương nhiên khi chán một món khách có thể đổi món một vòng quán Trung Quốc khác với các món khác nhau và tất cả nhà hàng đều có lợi.
-
Còn người Việt Nam kinh doanh tại sao nhanh phá sản?
Mình chứng kiến quá nhiều cửa hàng nails tại các nước của người Việt phá sản với một lý do chung: phá giá của đối thủ cạnh tranh cũng là người Việt. Đáng ra đây là mảnh đất độc quyền của người Việt. Nhưng vì người Việt rất tốt bụng nên chia sẻ công thức cho người Trung Quốc. Nhân viên xin vào làm việc, điều mà người Trung Quốc không bao giờ nhận người Việt vào những vị trí có thể học hỏi được về chuyên môn của họ.
Một điều nữa, từ một bộ nail đắp gel giá 30 bảng thì có rất nhiều cửa hàng của người Việt phá giá khi mới vào thị trường chỉ 10 bảng Và dẫn đến khách hàng nước ngoài đổ xô vào quán đó làm, dẫn đến hiệu ứng domino là các quán khác trên toàn nước Anh cũng phải giảm giá để cạnh tranh với những kẻ phá giá đáng ghét.
Lẽ dĩ nhiên, chả có gì trên đời rẻ mà tốt cả.
Từ những nguyên liệu tốt thì chuyển sang đồ độc hại rẻ tiền hại cả sức khoẻ người làm và khách hàng để giảm giá, cộng thêm ép người làm làm nhiều khách với lương trả rẻ thì mới cạnh tranh nổi. Cuối cùng thì hậu quả sẽ là: tất cả cùng giảm giá đến hầu như không lãi, lương trả nhân viên giảm tận cùng, bóc lột nhân viên làm tăng ca tăng giờ để làm được nhiều khách để giữ được mức doanh thu do giá đã giảm. Dẫn đến nhân viên nản, chủ sụt giảm doanh thu, khách hàng phàn nàn về chất lượng kém. Điều này trong kinh tế gọi là Kinh doanh không bền vững.
Trong khi đó, người Trung Quốc với triết lý ” Độc quyền trong đoàn kết”. Chỉ đồng lòng giữ hoặc tăng giá, mỗi ông kinh doanh một sản phẩm khác biệt. Vẫn giữ được chất lượng luôn tốt bởi giá cao thừa đủ để họ duy trì kinh doanh bền vững.
Vậy việc ” buôn có bạn, bán có phường” mà người Việt hay dùng có đúng không? Mình sẽ phân tích tiếp ở bài tiếp theo. Chỉ là chia sẻ chút suy nghĩ vô cùng bực. Nhiều bạn đang bán phá giá 20k/ một giờ dạy Ielts. Mình không hiểu với giá đó thì giảng viên chất lượng thế nào. Một lớp đến 100 người mới đủ chi phí để duy trì vậy có thể dạy được nổi Ielts. Vốn bản chất chỉ có thể học tối đa 10 người một lớp. Có thể đạt chất lượng tốt nhất không?
Các bạn cứ phá giá để cùng nhau chết à? Quan điểm của mình có thể hơi khác. Muốn bán gì thì hãy luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trước đó mới là kinh doanh hiệu quả. Thị trường cạnh tranh tự do xây lên vì lợi ích của khách hàng. Dựa trên sự cạnh tranh sòng phẳng để doanh nghiệp và khách hàng có mối quan hệ win – win. Mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhưng nếu có một con sâu phá giá thì làm rầu cả nồi canh. Vì chất lượng luôn đi kèm với chi phí để doanh nghiệp đầu tư vào.
Chẳng có gì tốt mà rẻ.
Với mình quan điểm tặng học bổng. Hoặc từ thiện cho các bạn không có điều kiện nộp học phí cao là việc nên làm. Nhưng giảm giá rẻ và chất lượng kém để lừa khách hàng thì là điều không nên. Bởi khách hàng không được trải nghiệm dịch vụ trước khi dùng. Nên không đánh giá được chất lượng để trả giá tương ứng. Đặc biệt là sản phẩm giáo dục cần thời gian dài như Ielts để thấy hiệu quả rõ ràng. Việc đánh vào tâm lý khách hàng ham rẻ không có hiểu biết. Và bán những khoá học 20k/h thật sự là thiếu đạo đức. Cho một người không có kinh nghiệm, phát âm còn sai. Dạy một lớp tới cả 100 người học online, thì chất lượng ở đâu?
Vì thế, cạnh tranh thì đừng phá giá. Kinh doanh hiệu quả. Người mua hàng cũng cần mua hàng có hiểu biết, PLEASE!
Mình sẵn sàng trao học bổng, nhất quyết không bán những thứ rẻ tiền kém chất lượng. Ai cần tìm hiểu học bổng của GO Languages thì báo mình hỗ trợ. Ngoài ra vì mình không phá giá. Mình luôn thêm dịch vụ theo hình thức học LIT tốt hơn. Đó là cho học viên như học qua nhảy, vẽ tranh, cover bài hát, đánh đàn… Và quan trọng mình tự tin để cam kết đầu ra. Không thi được học lại miễn phí trong một năm. Nói là làm!
Làm người xin đừng phá giá
….>>> xem thêm Personal Branding dễ như trở bàn tay nếu bạn biết điều này.